Những thủ thuật bạn có thể làm trong vài phút đồng hồ để giúp chiếc máy tính chơi game có thể chạy mượt mà và nhanh hơn

Một ngày đẹp trời, bỗng nhiên bạn nhận ra chiếc máy tính của bạn chạy chậm ơi là chậm, chẳng làm nổi bất kì thứ gì, từ việc mở phần mềm cho đến duyệt những trang web cơ bản. Có nhiều nguy nhân có thể dẫn tới vấn đề như trên. Xin chia sẻ với anh em những nguyên nhân thường gặp nhất (mà không phải ai cũng để ý), cũng như cách khắc phục nếu một hôm nào đó máy anh em cũng bị chậm như mình. Bài này nói về Windows thôi, anh em nào xài macOS có thể tham khảo topic này với cùng nội dung.


Reboot lại là hết!


Vâng, cách reboot huyền thoại chưa bao giờ bớt hữu dụng kể từ những năm 199x cho đến tận ngày hôm nay. Việc reboot chiếc máy tính của bạn có thể làm nó chạy nhanh lại như bình thường vì trong quá trình tắt máy, hệ điều hành đã đóng các ứng dụng đang chạy, đồng thời giải phóng bộ nhớ đệm mà các app có thể đang sử dụng. Chưa kể tới việc các ứng dụng xung đột nhau cũng đã bị ngừng lại nên máy chạy nhanh hơn là điều có thể hiểu được.

Hình ảnh có liên quan

 khi máy tính Windows chạy chậm, phải làm sao?

Nói về vụ phần mềm xung đột hoặc phần mềm bị lỗi, đây có lẽ là hai lý do mà anh em sẽ thường gặp nhất khi máy tính chạy chậm. Hôm trước mình chạy Word và Visual Studio trên Windows, không hiểu vì lý do gì bỗng nhiên máy giật tưng bừng không thể làm nổi thứ gì cả. Sau khi cố gắng hết sức đóng hai app này lại thì máy vẫn chậm, và mình quyết định reboot một phát. Và đúng thật, sau đó mọi thứ trở về bình thường ngay! Máy vẫn là máy, vẫn cần nghỉ ngơi.


Sẵn tiện chia sẻ luôn với anh em về vụ shutdown máy. Chúng ta vẫn thường có thói quen phải tắt máy sau khi đã làm xong việc, nhưng trong thời buổi này thao tác đó không cần lắm đâu. Windows 8, Windows 10 đủ thông minh để duy trì máy tính của bạn ở trạng thái sleep trong thời gian dài mà không làm hao pin (chiếc ThinkPad T440p cũ của mình sleep hơn 1 ngày chỉ tốt cỡ 1% pin). Khi mở nắp máy tính lên là bạn có thể bắt tay vào làm việc ngay, không phải chờ thời gian boot máy lâu lắc (dù có thể anh em SSD boot chỉ 15 giây). Chỉ khi nào rảnh rảnh cuối tuần ở nhà thì có thể shutdown chơi cho vui.


Nhiều phần mềm chạy cùng hệ điều hành


Càng lúc chúng ta càng cài nhiều phần mềm vào máy tính, trong số đó không ít ứng dụng sẽ chạy lên cùng lúc với Windows mà bạn không để ý tới. Việc này sẽ khiến máy tính chậm đi ngay từ đầu và bạn có reboot bao nhiêu lần đi nữa thì vẫn sẽ gặp tình trạng như vậy, nhất là với anh em nào dùng máy tính cấu hình hơi cũ khoảng 5-6 năm trước. Đúng ra chúng ta chỉ cho phép những ứng dụng nào hữu ích và cần thiết chạy lên cùng Windows thôi, những thứ khác hoàn toàn có thể mở lên sau đó cơ mà.


Để chỉnh các phần mềm khởi động cùng Windows, bạn làm như sau:


Bấm phải chuột vào thanh Task Bar (hoặc ấn Control + Alt + Delete)


Chọn Task Manager, nhấn tiếp vào nút More Detail


Trong màn hình mới xuất hiện, chuyển sang tab Startup


Chọn các app nào không cần thiết, nhấn nút Disable


khi máy tính Windows chạy chậm, phải làm sao?

Giả sử sau này bạn muốn app nào đó chạy cùng Windows thì cũng làm tương tự, lần này nhấn nút Enable.

Máy tính bị virut


Vụ này anh em nào hay nghịch máy chắc cũng từng nếm qua. Virus hay phần mềm mã độc nói chung lúc lây nhiễm vào máy tính sẽ chạy một số tiến trình ngầm khiến máy tính của chúng ta bị chậm đi thấy rõ. Các tiến trình này thường ngụy trang thành cái tên nào đó nhìn rất hợp lý trong Task Manager, đôi khi còn không xuất hiện. Trong những tình huống như thế này, việc xài một phần mềm chống virus để dọn dẹp lại máy là điều cần thiết (nếu không muốn nói là bắt buộc).

Hình ảnh có liên quan

Mình để ý là lên Win 8 và Win 10 thì vụ virus làm chậm máy này diễn ra rất rất ít, có lẽ Windows có thêm cơ chế bảo mật tốt hơn nên ngăn ngừa được những tiến trình độc hại như vậy. Anh em Win 7 sẽ phải cẩn thận hơn và quét máy tính thường xuyên hơn.


Bạn đang xài các phần mềm nặng.

Với lý do này thì bạn chẳng phải làm gì thêm, vì chắc chắn là bạn phải biết mình đang xài app nào rồi. Những ứng dụng nặng thường là game, phần mềm làm hình ảnh, làm phim, các app đồ họa nói chung, những ứng dụng chạy giải thuật, thuật toán, phần mềm thiết kế hệ thống... Nếu bạn thấy app mình cần chạy quá chậm trên máy của mình thì có lẽ bạn cần nâng cấp phần cứng cho mạnh hơn rồi.

Tin liên quan